GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐiỆN TRONG TÒA NHÀ

Giải Pháp Quản Lý Thiết Bị Điện Trong Tòa Nhà

Sự phát triển bền vững của kinh tế, chính trị ở mỗi quốc gia trên thế giới làm cho nhu cầu đòi hỏi về vật chất, sự sang trọng tiện nghi và đảm bảo an ninh,an toàn trong cả nơi làm việc cũng như nhà ở ngày càng có nhu cầu cao hơn.

Sự ra đời của các toà nhà, khách sạn, các trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng… với mức độ tự động hoá và bảo mật cao ngày càng nhiều hơn.

Nhu cầu về nhân lực cũng như thiết bị vật tư, các giải pháp thiết kế và thi công cao. Đó là lĩnh vực có thể nghiên cứu đầu tư kinh doanh khả thi trong tương lai không xa.

Khái Quát Về Giải Pháp Quản Lý Thông Minh Các Thiết Bị Điện Tòa Nhà

Phương pháp truyền thống để điều khiển thiết bị điện lắp trong toà nhà thông thường là cung cấp, đi dây từng nguồn riêng tới các cơ cấu chấp hành như đèn chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ, hệ thống thông gió, kiểm soát cửa ra vào ,camera quan sát, các ứng dụng công nghệ sóng vô tuyến ,…

Các thiết bị điều khiển, các loại Sensor từ nguồn điện được điều khiển cấp bằng công tắc, nút bấm tắt\bật riêng. Phương pháp này có ưu điểm là có thể điều khiển độc lập từng thiết bị riêng rẽ.

Tuy nhiên hạn chế của nó là nếu có quá nhiều thiết bị lắp trong cùng một căn phòng thì hệ thống đường dây, công tắc điều khiển rất nhiều vừa tốn kém chi phí đầu tư ban đầu, công lắp đặt, sữa chữa, thay thế khi có hỏng hóc, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của căn phòng.

Hoặc trong các giải pháp điều khiển, quản lý giám sát hiện đại cho toà nhà cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hệ thống sẽ càng trở lên cồng kềnh, phức tạp hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ yêu cầu về điều khiển linh hoạt cả hệ thống, hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, sơ đồ đi dây tiện lợi kinh tế nhất do giảm tối đa việc cắt dây, đấu nối, dễ vận hành sữa chữa thay thế…

Như vậy, những nguy hiểm về chập điện,rò điện và các tai nạn về điện giật đã được loại trừ. Người ta đã áp dụng mạng truyền thông công nghiệp vào cả trong lĩnh vực truyền thông, điều khiển cho tự động hoá toà nhà nói chung và tự động hoá bảo mật toà nhà nói riêng.

Tất cả các thiết bị điện thông minh trong toà nhà đều được nối thẳng vào một đường dây nguồn chung AC220V hoặc AC380V từ tủ điện, các công tắc,nút bấm, cảm biến có thể được kết nối vào mạng truyền thông chung của toà nhà.

Thông qua một modul ghép nối mạng gắn đằng sau mỗi thiết bị. Mỗi thiết bị sẽ được cấp một địa chỉ IP ( Internet protocol) riêng để quản lý và điều khiển từ trung tâm điều khiển là các máy tính, bộ điều khiển với phần mềm điều khiển,giám sát.

Mô hình quản lý các thiết bị điện trong tòa nhà

Mô hình quản lý các thiết bị điện trong tòa nhà

Máy tính này cũng có thể kết nối mạng Internet. Toàn bộ thiết bị điện tham gia vào mạng sẽ được nối chung vào dây mạng truyền thông chung của hệ thống. Đó là dây cable đôi 24VDC này có thể dễ dàng giám sát và điều khiển các thiết bị bằng nhiều cách như: công tắc tại chỗ, điều khiển từ xa, điều khiển qua điện thoại, Internet hay qua mạng LAN...

Chức năng an ninh của hệ thống cảm biến thông minh sẽ cảnh báo ngay lập tức nếu có nguy cơ cháy hay trộm đột nhập bằng tín hiệu còi hú, đèn chớp, gọi điện đến công an...

Chức năng phối hợp tự động và điều khiển các thiết bị hoạt động theo thời gian, hoàn cảnh, môi trường... sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và chi phí vận hành.

Các tín hiệu từ các bộ công tắc, nút ấn, Sensor sẽ được gửi về trung tâm điều khiển trên đường dây mạng này, đồng thời trung tâm điều khiển sẽ xuất lệnh điều khiển các cơ cấu chấp hành hoạt động bằng việc truyền tín hiệu điều khiển trên đường dây mạng này.

Thông qua địa chỉ IP cố định sẵn cho từng thiết bị điện, thiết bị chấp hành có thể nhận chính xác thông tin điều khiển từ trung tâm điều khiển.

Hệ thống này là hệ thống mở. Có thể dễ dàng nâng cấp thêm hoặc bớt đi một số thiết bị trong hệ thống mà không ảnh hưởng đến cấu trúc chung của hệ thống điều khiển. Do đó nó đáp ứng được mọi yêu cầu nâng cấp mở rộng thiết bị trong tương lai.

Một ưu điểm nữa của mạng truyền thông toà nhà đó là có thể biết chính xác thiết bị điện nào trong nhà đang bị sự cố để kịp thời sữa chữa, thay thế.

Bất kỳ thiết bị nào tham gia ghép nối mạng đều có thể quan sát được trạng thái hoạt động hay lỗi ngay trên màn hình giám sát - điều khiển.

Phân cấp mạng:

Các thiết bị tham gia vào hệ thống BMS được chia làm 3 cấp mạng, cấp dưới cùng là cấp các tầng của tòa nhà, cấp mạng thứ hai là cấp mạng cho tòa nhà, cấp mạng thứ 3 là cấp quản lý tòa nhà và trao đổi thông tin với các tòa nhà khác và thế giới bên ngoài.

=============================

DaiHanCorp Viet Nam
Nhà Cung Cấp Giải Pháp Chuyên Nghiệp

Tin tức liên quan